ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN THANH NIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ CÁI BÈ. NHIỆM KỲ 2024-2027
Học sinh ngành Thú Y khoá 14 đi thực tế
Thực hiện theo kế hoạch, tiến độ đào tạo năm học 2023-2024, nội dung của hai học phần trong chương trình đào tạo của ngành Thú y là: Chăn nuôi Ong, Chăn nuôi động vật hoang dã. Theo đề xuất của giáo viên bộ môn; Được sự đồng ý của Lãnh đạo trường trung cấp Kỹ thuật- Nghiệp vụ Cái Bè, Khoa Nghiệp vụ tổ chức cho học sinh ngành thú y lớp 22TY1 đi thực tế nghề nghiệp ở Trại rắn Đồng Tâm và cù lao Thới Sơn- thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Cùng đi với các em có giáo viên khoa Nghiệp vụ - Đoàn Thanh niên, Thầy Cô chuyên ngành Thú y và các phòng, khoa liên quan. Vì đây là hai học phần tự chọn, các em được học lần đầu tiên trong chương trình đào tạo khóa 14 nên có rất nhiều điều mới các em chưa được biết nên nội dung đi thực tế học hỏi của các em liên quan đến kiến thức về chăn nuôi các động vật hoang dã và chăn nuôi ong.
Tại trại rắn Đồng Tâm các em được tham quan học hỏi về đặc tính sinh học, môi trường sống, cách chăm sóc nuôi dưỡng các loài động vật hoang dã trong và ngoài chương trình học của các em như: Trăn, rắn, rùa, cá sấu, gấu, đà điểu, ba ba...
Đến cù lao Thới Sơn các em được hướng dẫn tìm hiểu kỹ hơn về đặc tính của các loài ong được nuôi để lấy mật và các sản phẩm dinh dưỡng từ ong.
Không những các em mà các Thầy, Cô đi cùng cũng được biết từ bất ngờ này, đến bất ngờ khác về đời sống của động vật hoang dã, sự khác biệt về đặc điểm sống sinh trưởng, tạo mật và các sản phẩm khác của loài ong; từ chuyến đi thực tế này đã giúp các em yêu thích nghề nghiệp của mình đã chọn, nâng cao chuyên môn nghề nghiệp trong chăn nuôi, chăm sóc và điều trị được các bệnh trên động vật hoang dã, giáo dục các em biết yêu thiên nhiên, có ý thức bảo tồn động vật hoang dã ngoài tự nhiên, góp phần giữ gìn sự đa dạng sinh học.
Chuyến đi còn là dịp dã ngoại để học sinh được trải nghiệm kỹ năng sống và các loại hình du lịch sinh thái ở địa phương như: đi tàu ngắm cảnh cù lao sông nước, đi xe ngựa trên đường làng, bơi xuồng trên sông rạch, tham quan thưởng thức các sản phẩm của các làng nghề truyền thống như: sản xuất kẹo dừa, mật ong thiên nhiên, tham gia các hoạt động tập thể vui nhộn như tát mương bắt cá,.... Qua gần 1 ngày được tham quan thực tế trải nghiệm, các em biết được thêm nhiều kiến thức mới bổ ích cho bản thân, cho nghề nghiệp của các em đang học. Tạo thêm niềm vui và động lực trong học tập, giúp các em yêu thích ngành nghề mình đã chọn./.
Tin và hình ảnh: Nguyễn Hoàng Sơn
Bài viết khác
- TRUNG CẤP
- TRUNG CẤP
- NGOẠI NGỮ-TIN HỌC
- SƠ CẤP NGHỀ
- PHÒNG TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH-QUẢN TRỊ
- PHÒNG ĐÀO TẠO-QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
- PHÒNG CÔNG TÁC-CHÍNH TRỊ HỌC SINH
- KHOA KỸ THUẬT
- KHOA NGHIỆP VỤ
- KHOA CƠ BẢN - GDTX
- TRUNG CẤP
- HỆ GDTX
- CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH
- CÔNG KHAI TÀI CHÍNH
- MINH BẠCH TÀI SẢN
- HOẠT ĐỘNG GDNN
- CÔNG TÁC CÁN BỘ
- CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
- TỔNG QUAN TRƯỜNG
- TẦM NHÌN-SỨ MỆNH
- CƠ CẤU TỔ CHỨC
- BAN GIÁM HIỆU
- LIÊN KẾT ĐÀO TẠO